Tóm tắt nội dung
Thuế và phí là những khoản người lao động bắt buộc phải đóng khi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong thời gian đầu, vậy làm sao để biết chính xác thu nhập thực tế của mình là bao nhiêu sau khi trừ các chi phí đó? Sau đây Hoàng Long CMS sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc mà người lao động chưa biết khi sang làm việc tại Nhật.
Xem thêm: Bảng lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành Nhật Bản năm 2018
Xem thêm: TUYỂN NHÂN LỰC ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2018
Những lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay còn gọi là thực tập sinh sẽ có trách nhiệm đóng tất cả các khoản thuế và bảo hiểm, hoặc có thể được doanh nghiệp hỗ trợ theo thỏa thuận giữa hai bên, những thực tập sinh làm việc tại Nhật thường phải đóng những khoản theo quy định của chính phủ như sau:
– Thuế thu nhập
– Thuế cư trú
– Bảo hiểm y tế quốc gia
– Bảo hiểm lương hưu phúc lợi
Những khoản chi phí này được áp dụng chung cho tất cả lao động đang làm việc tại lãnh thổ Nhật Bản, không phần biệt người bản xứ hay người nước ngoài.
1. Thuế thu nhập:
Người lao động Nhật Bản được tính thuế theo công thức sau:
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất – Mức khấu trừ
– Trong đó thu nhập chịu thuế là khoản tiền còn lại sau khi trừ đi đã đóng tiền bảo hiểm và các loại thuế khác.
– Thuế suất và mức khấu trừ được tính như sau
Thu nhập trong một năm (JPY) | Mức thuế | Khấu trừ (JPY) |
< 1.950.000 | 5% | 0 |
1.950.000 ~ <3.300.000 | 10% | 97.500 |
3.300.000 ~ <6.950.000 | 20% | 427.500 |
6.950.000 ~ 9.000.000 | 23% | 636.000 |
9.000.000 ~ 18.000.000 | 33% | 1.536.000 |
18.000.000 ~ 40.000.000 | 40% | 2.796.000 |
> 40.000.000 | 45% | 4.796.000 |
Ví dụ: Bạn có thu nhập hàng tháng là 170.000Yên/tháng. => Bạn có 2.040.000Yên/năm. Các khoản bảo hiểm và thuế khác đã đóng là 40.000 yên.
Thu nhập chịu thuế của bạn = 2.040.000 – 40.000 = 2.000.000 yên
Thuế thu nhập = 2.000.000 x 10% – 97.500 = 102.500 yên
Đến đây thì chắc bạn đã hiểu cơ bản cách tính thuế của Nhật. Tuy nhiên, đây là cách tính cho thu nhập của người lao động trong 1 năm, còn thực tế các doanh nghiệp sẽ thu của người lao động theo từng tháng. Sau một năm người lao động sẽ khai báo lại thu nhập của mình, nếu mức thu nhập cao hơn mức thu nhập chịu thuế đã đóng thì các bạn sẽ đóng thêm cho đủ, còn nếu thừa thì sẽ nhận lại.
2. Thuế cư trú
Người lao động Nhật Bản phải đóng khoản thuế cư trú khi sống tại Nhật. Đây là khoản thuế đóng cho địa phương bạn sống để duy trì các hoạt động công cộng như đèn đường, công viên, thư viện, vệ sinh… Thuế này có hai khoản là Thuế cư trú tính theo đầu người và Thuế cư trú tính theo thu nhập hàng năm.
– Trong đó thuế cư trú tính theo đầu người là 4000 yên/năm.
– Thuế cư trú tính theo thu nhập = thu nhập chịu thuế x 10%.
Tuy nhiên, tại mỗi tỉnh và thành phố sẽ có những quy định khác nhau về những đối tượng không phải đóng thuế cư trú. Để biết thông tin này các bạn có thể hỏi những công ty phái cử hoặc vào website của tỉnh mà bạn làm việc.
3. Bảo hiểm y tế quốc gia
Những người lao động Nhật Bản dù đi làm hoặc không đi làm cũng phải tham gia vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia này. Bảo hiểm này áp dụng cho cả những người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản trên 3 tháng. Trong đó người lao động và chủ doanh nghiệp mỗi bên đóng theo tỷ lệ 50/50 mức phí bảo hiểm.
Mức phí bảo hiểm y tế sức khỏe = tổng thu nhập x thuế suất.
Thuế suất để tính bảo hiểm sức khỏe phụ thuộc vào từng địa phương mà bạn sống.
4. Bảo hiểm lương hưu phúc lợi
Bảo hiểm lương hưu phúc lợi và Lương hưu quốc dân là hai hình thức khác nhau của chế độ Lương hưu công cộng. Cả hai đều áp dụng chung cho tất cả các đối tượng gồm cả người Nhật và người nước ngoài sống tại Nhật. Nhưng Lương hưu quốc dân được áp dụng với những người không đi làm còn bảo hiểm lương hưu phúc lợi là dành cho những người đang đi làm.
Mức đóng là phí bảo hiểm là: lương nhân với tỉ suất bảo hiểm. Tỉ suất này được ấn định mỗi năm.
Từ 9/2011-8/2012, tỉ suất này là 16.412% lương.
Năm 2014, 2015 tỉ suất này ở mức trên dưới 17,5%.
Đây là khoản tiền mà người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được nhận sau khi về nước. Mức nhận lại một phần tiền bảo hiểm được tính theo bảng như sau:
Kết luận
Những mức bảo hiểm và thuế kể trên là những khoản bắt buộc mà bạn cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản phải đóng và tham gia. Các khoản này thường sẽ được những công ty chủ quản khấu trừ luôn vào kỳ lương của người lao động. Ngoại trừ những khoản thuế và bảo hiểm này ra thì có thể có những khoản chi phí khác như tiền sinh hoạt, tiền phạt….
Do đó, người lao động cần phải có sự tính toán chi tiết về những chi phí và khoản tiền thực tế nhận được là bao nhiêu trước khi tham gia chương trình. Để có thể biết chi tiết hơn về chi tiết những chi phí này, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Hoàng Long CMS, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả cho các bạn mọi thắc mắc này.
Ứng viên quan tâm cần được tư vấn và nộp hồ sơ đăng ký tham gia chương trình TTS Nhật Bản tại Hoàng Long CMS (BẢN ĐỒ CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HOÀNG LONG CMS, số 72 -74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, vui lòng liên hệ Hot-line: 096 930 1616 khi lên Công ty để được hỗ trợ chi tiết nhất).
—————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:
📞 Để tránh mất phí trước khi chưa trúng tuyển đơn hàng và được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ hotline: 096 930 1616 hoặc inbox http://m.me/XuatKhauLaoDongNhatBan.HoangLongCMS ngay!
🏠 Công ty xuất khẩu lao động Hoàng Long CMS:
Văn phòng giao dịch: 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
🏠 Google maps: https://goo.gl/DFGLww
🌐 Website: https://hoanglongcms.net
🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB