Đề nghị tiếp tục đưa thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Đề nghị tiếp tục đưa thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản

Thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản được bảo đảm việc làm ổn định với thu nhập bình quân 30 triệu đồng/tháng

Cuối năm 2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phái cử thực tập sinh (TTS) hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn thí điểm, Bộ LĐ-TB-XH đã lựa chọn 44 doanh nghiệp (DN) triển khai đưa TTS hộ lý sang Nhật Bản.

Xem thêm: THÔNG BÁO TUYỂN ĐIỀU DƯỠNG HỘ LÝ ĐI NHẬT LÀM VIỆC 2021

Xem thêm: “Biết vậy em đã đăng ký đi sớm hơn!” – Chia sẻ TTS điều dưỡng hộ lý Nhật Bản

Việc làm, thu nhập ổn định

Để đưa TTS hộ lý sang Nhật Bản, Bộ LĐ-TB-XH đã xây dựng tiêu chí lựa chọn những DN được tham gia thí điểm căn cứ vào Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) với phía Nhật Bản và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, đã chọn được 44 DN có năng lực, đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, cán bộ đáp ứng được yêu cầu của Nhật Bản để triển khai thí điểm phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản.

Một khóa huấn luyện hộ lý tại Việt Nam

Trong số 44 DN được tham gia thí điểm, có 13 DN đã triển khai trên 2 năm, 11 DN triển khai trên 1 năm, số còn lại triển khai dưới 1 năm. Trong thời gian thí điểm, các DN có hợp đồng cung ứng với các điều kiện và quyền lợi tốt cho TTS hộ lý, có phương án triển khai phù hợp; cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên bảo đảm nên triển khai tương đối an toàn, hiệu quả. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH đánh giá các DN đã nghiêm túc tổ chức đào tạo nghề và ngoại ngữ cho người lao động (NLĐ) trước khi sang Nhật Bản làm việc nên họ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới.

Bên cạnh đó, các DN cũng phối hợp chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản trong việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí điều kiện làm việc, thực tập và sinh sống cho các TTS hộ lý; giải quyết tốt các vụ việc phát sinh. Đến nay, các DN đã phái cử được 4.019 TTS hộ lý sang Nhật Bản. Số TTS dự kiến phái cử từ nay đến hết năm 2021 là 2.890 người. Trong số các nước phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản thì Việt Nam đứng đầu. “Các TTS hộ lý có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 140.000 JPY/tháng, tương đương 30 triệu đồng; được cơ sở tiếp nhận bố trí chỗ ăn, ở, được tạo điều kiện để trau dồi tiếng Nhật. Ngoài ra, dù Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng không có TTS hộ lý nào bị mất việc làm do nhu cầu cao về lao động ngành nghề này ở Nhật Bản” – Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho hay.

Nhu cầu rất lớn

Về chất lượng, TTS hộ lý Việt Nam được đánh giá tiếp thu nhanh, nhanh chóng đảm nhận công việc tại cơ sở tiếp nhận. Số lượng TTS hộ lý thực tập hết 1 năm đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn kỹ năng 2 là 1.948/1.950 TTS hộ lý đến kỳ chuyển giai đoạn kỹ năng 2 (đạt tỉ lệ 99,89%). Có 6 trường hợp kết thúc hợp đồng về nước trước thời hạn vì lý do cá nhân, 1 trường hợp bỏ trốn, 1 trường hợp vi phạm pháp luật Nhật Bản phải về nước.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, số lượng TTS hộ lý được phái cử sang Nhật Bản còn rất thấp, chỉ chiếm 10% so với nhu cầu tiếp nhận của Nhật Bản (khoảng 12.000 người/năm). Cùng với đó, số lượng DN được tham gia thí điểm phái cử TTS hộ lý còn rất ít so với tổng số DN được phép phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản (chỉ chiếm 10%). Thời gian vừa qua do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản hạn chế hoặc không tiếp nhận TTS các ngành nghề khác, nên rất nhiều DN không phái cử được hoặc phái cử với số lượng rất ít TTS hộ lý sang Nhật Bản, trong khi nhu cầu tiếp nhận TTS hộ lý vẫn tăng cao.

Theo các cơ quan chức năng của phía Nhật Bản, trong vòng 5 năm từ 2019 đến 2024, Nhật Bản cần khoảng 60.000 vị trí hộ lý làm việc tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi và nhiều vị trí điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều DN phái cử duy trì hoạt động trong điều kiện ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, đồng thời tạo thêm cơ hội việc làm cho nhiều NLĐ, Bộ LĐ-TB-XH trình Thủ tướng Chính phủ kết thúc giai đoạn thực hiện thí điểm phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản; cùng với đó cho phép tiếp tục phái cử TTS hộ lý sang Nhật Bản.

Khoảng 30.000 lao động đang chờ xuất cảnh sang Nhật Bản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vừa có buổi làm việc với ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, lao động và đào tạo nguồn nhân lực là một trong những lĩnh vực rất quan trọng. Trong năm 2020, Việt Nam đã đưa 39.000 lao động sang Nhật Bản làm việc. Hiện nay còn khoảng 30.000 lao động đang chờ xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bản. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản sớm hoàn thiện một số thủ tục để tiếp nhận lao động Việt Nam đã hoàn thành các chương trình học tập kỹ năng.

Đại sứ Yamada Takio cho biết Nhật Bản hiện có khoảng 440.000 người Việt Nam đang cư trú và làm việc, trong đó những ứng viên điều dưỡng và hộ lý của Việt Nam được đánh giá rất cao khi dự kỳ thi quốc gia tại Nhật Bản, tỉ lệ thi đỗ đạt 92,1% trong các ứng viên các quốc gia tham dự thi. Trong bối cảnh dịch Covid-19, Nhật Bản nỗ lực tiếp nhận ứng viên hộ lý và điều dưỡng của Việt Nam, tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ đối với TTS hết hạn cư trú nhưng chưa thể về nước được do dịch bệnh, cấp lưu trú để các em được ở lại và làm việc hợp pháp. Ông Yamada Takio cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tăng cường quản lý DN phái cử; tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng cho NLĐ.

G.Nam

Theo Báo Người Lao động

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook