Những điểm mới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Những điểm mới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thảo luận về dự Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đa số các đại biểu đều nhất trí cao với dự luật sửa đổi lần này với nhiều điểm mới đáng ghi nhận.

Không để chảy máu chất xám

Nhiều quốc gia có dân số già cần nguồn lao động lớn như Nhật Bản có những chính sách ưu đãi cho người lao động (NLĐ) nhập cư. Vậy Việt Nam phải có những đối sách làm sao để không bị chảy máu chất xám?

Theo nữ đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn TP.HCM), tình hình thực tế cho thấy tính cấp thiết của việc mở rộng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đưa NLĐ đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, chứ không bó hẹp chỉ cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được thực hiện chức năng này.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bổ sung thêm: “Trong lúc này chúng ta tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng lao động, chất lượng nguồn đi và chất lượng nguồn về; chất lượng của vấn đề việc làm và chất lượng vấn đề an sinh. Chứ không phải chỉ tập trung vào vấn đề số lượng.”

Đồng quan điểm trên, đại biểu Lưu Văn Đức (Đoàn Đắk Lắk) cho rằng, trước đây NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông thì nay phải thay đổi lại theo hướng lao động trình độ cao. Để làm được vấn đề thì cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị đưa người lao động nước ngoài và cả người lao động cần thay đổi về tư duy, nhận thức và cách làm.

Xử lý nghiêm việc lợi dụng đưa lao động ra nước ngoài nhằm trục lợi

Bên cạnh các DN đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài chấp hành pháp luật nghiêm túc, làm việc quy củ thì vẫn còn nhiều DN vi phạm pháp luật hoặc bỏ mặc số phận NLĐ sau khi thu tiền xong, đưa sang nước bạn. Do vậy cần tăng cường sự hỗ trợ của doanh nghiệp, của Nhà nước, sự hỗ trợ của xã hội với NLĐ khi họ về.

Tại Điều 10, Điều 17 dự thảo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép và các trường hợp bị xử lý khác theo quy định của pháp luật, nếu DN vi phạm thì xử lý, kể cả việc thu hồi giấy phép, nên việc quy định gia hạn giấy phép là không cần thiết.

Vừa qua Bộ LĐTB&XH đã cùng với các địa phương chấn chỉnh rất nhiều. Bộ đã xem xét xử phạt tới 118 DN khác nhau trong tổng số 459 DN hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Xem thêm: Danh sách các công ty được cấp phép đưa TTS sang Nhật Bản làm việc

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ người lao động khi ra nước ngoài làm việc

“Hầu hết những người mong muốn đi lao động theo hợp đồng ở nước ngoài đều là nông dân, kinh tế khó khăn. Nếu chúng ta không quy định chặt chẽ trong luật, nhiều người dân vốn đã khốn khó lại khốn khó hơn do chi phí bỏ ra lớn hoặc bị lừa đảo khi đi xuất khẩu lao động” – ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (ĐBQH Đoàn Hà Nội) chia sẻ.

Điểm mấu chốt của các nội dung sửa đổi bổ sung lần này là nhằm tạo môi trường minh bạch, thông suốt và đồng bộ cho hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời giảm chi phí và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ như việc quy định minh bạch thông tin đối với các doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ; bãi bỏ một số điều về phí môi giới và sửa đổi bổ sung quy định về chia sẻ phí dịch vụ của người sử dụng lao động đối với NLĐ.

Dự thảo luật cũng thắt chặt hơn nữa quản lý nhà nước đối với DN dịch vụ như nâng cao các điều kiện cấp phép hoạt động nhằm loại bỏ những DN hoạt động kém hiệu quả và khuyến khích những DN tâm huyết có cơ hội vươn lên và hướng tới đầu tư phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook