Những câu hỏi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thường gặp - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Những câu hỏi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thường gặp

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xuất khẩu lao động, để các bạn tham khảo. Hy vọng những mẫu câu hỏi này sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị kỹ càng, bớt bỡ ngỡ, tự tin và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

Đây là câu hỏi phổ biến nhất, thường gặp nhất và quan trọng nhất. Hầu như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn câu hỏi này đầu tiên. Câu hỏi này tưởng chừng dễ, nhưng nếu trả lời không khéo bạn rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn và gây mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào câu hỏi này để biết được tính cách và trình độ của bạn.

Lời khuyên: Nhà tuyển dụng rất hay để ý đến sắc thái gương mặt và thái độ của bạn. Bởi vậy, bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Hãy luôn mỉm cười và cố gắng nhìn vào mắt hoặc tâm chán của họ. Trả lời dứt khoát và ngắn gọn, đừng giải thích quá nhiều. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

Gợi ý: Hầu hết người Nhật rất muốn biết tâm lý, lý do bạn sang Nhật và họ dựa vào phần giới thiệu và các câu trả lời để đoán “tâm lý hành vi” của bạn. Phần giới thiệu bạn nên có câu chốt là: Tôi thích một thứ gì hay thích làm gì. Ví dụ: Nam có thể nói là thích bóng đá… Nữ có thể nói thích thích một con vật nào chẳng hạn. Nhớ cho lý do vì sao bạn thích và ngắn gọn thôi.

Người Nhật rất hay sẽ hỏi tiếp bạn có sở thích là gì và ghét gì, câu hỏi này ăn điểm rất cao. Chung lại là họ muốn biết ”tâm trạng trong sâu thẳm cõi lòng” của các bạn có hợp với tính cách, văn hóa của người Nhật hay không. Các bạn chú ý ”người Nhật rất thẳng, không lươn lẹo, trung thành, làm việc rất kiên trì, không hấp tấp”.

Hãy nói về điểm mạnh của bạn?

Đây là lúc bạn thể hiện bản thân mình cũng như những hiểu biết về nhà tuyển dụng. Bạn hãy nói một cách thật thoải mái và ngắn gọn về điểm mạnh của bạn. Đừng kể miên man và dài dòng, vừa tốn thời gian lại vừa khiến bạn gặp phải rắc rối nếu động đúng đến vấn đề mà nhà tuyển dụng muốn truy hỏi bạn đến cùng.
Lời khuyên: Bạn nên liệt kê từ 2 đến 3 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

Gợi ý: Điểm mạnh của bạn đừng quá “to”, quá hoành tráng vì người Nhật không thích ứng viên nào quá tham vọng, họ sợ bạn sang đó rồi lại trốn ra ngoài. Bạn nên nói các điểm mạnh mà bạn thích. Ví dụ: Tôi có điểm mạnh là tôi thích trồng cây ăn quả. Hãy nói về điểm mạnh nào mang tính chất kiên trì và bền bỉ thì người Nhật rất đánh giá cao.

Vậy còn điểm yếu của bạn thì sao?

Thông thường, câu hỏi này sẽ được hỏi trước hoặc sau khi hỏi về điểm mạnh của bạn. Nếu hỏi trước, bạn nên nói thật về yếu điểm của bạn. Nếu hỏi sau hãy trả lời một cách thật hài hước nhưng không thiếu phần nghiêm túc, chẳng hạn: Mọi người thường nói nhút nhát, ít nói sau sẽ không làm được việc lớn và tôi cũng nghĩ vậy.

Gợi ý: Hãy trả lời điểm gì mà bạn thấy bạn kém nhất. Người Nhật đánh giá rất cao những người thật thà, chân thật. Vì vậy tốt nhất bạn hãy nói cái gì làm cho bạn sợ nhất hay việc gì bạn làm kém nhất. Ví dụ: Nam có thể nói tôi rất kém trong khoản uống rượu, mà người Việt chúng tôi hay “nhậu nhẹt”. Nữ: Tôi rất kém trong khoản nấu ăn vì mẹ tôi nói vậy, nhưng tôi cố gắng học nấu ăn cho tốt vì sau này tôi thích nấu ăn cho gia đình tôi thưởng thức. Các bạn hãy nói thật điểm yếu của mình. Những chú ý chọn điểm yếu nào mà không ảnh hưởng đến công việc mà họ đang tuyển nhé các bạn.

Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?

Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người cần tìm việc và đã tìm hiểu công việc này rồi.

Gợi ý: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công việc mà bạn tham gia ứng tuyển và nếu trúng tuyển, làm việc này thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài. Hãy cho họ biết là dự tính của bạn sang làm việc này, vì sau này bạn về Việt Nam bạn muốn làm như vậy cho tốt.

Ví dụ: Nam làm Hàn, sau tôi về Việt Nam tôi sẽ xin vào làm cho một cty cơ khí ở quê tôi, lúc đó tay nghề cao thì tôi được trả lương cao. Nữ làm nông nghiệp: Nhà tôi cũng làm nông nghiệp nhưng tôi thấy nông nghiệp ở Nhật rất tốt và hiệu quả. Vì vậy tôi muốn sang Nhật làm, để học hỏi cách thức làm việc khoa học, sau này về Việt Nam tôi sẽ làm nông nghiệp tốt hơn, tôi có ý định mở trang trại ở quê tôi sau này.

Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?

Nếu có câu hỏi này thì đây có lẽ là câu hỏi khó và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đây là một phần quyết định bạn có được nhà tuyển dụng lựa chọn hay không.

Gợi ý: Hầu hết các công ty Nhật đều trả mức lương cơ bản tối thiểu vùng của Nhật Bản cho lao động. Nên bạn chú ý là đừng đòi hỏi lương cao. Hãy trả lời là tôi sẽ nhận lương theo quy định của công ty và tôi sẽ cố gắng làm việc tốt, tôi nghĩ tôi làm việc tốt thì tôi sẽ được các ông cho làm tăng ca thêm, vì vậy lương tôi cao hơn.

Chú ý: Đừng bao giờ trả lời cho họ biết là mình muốn lương rất cao, nếu chủ nói không có việc làm thêm thì bạn hãy trả lời là tôi sẽ học tiếng Nhật để về VN sau này dùng. Nếu chủ nói cho ra ngoài làm thêm, hãy trả lời là không, tôi có thời gian tôi sẽ học tiếng Nhật và văn hóa Nhật hoặc đi tham quan bên ngoài gần đây. Hãy tỏ rõ cho họ biết là mình chỉ cần một mức lương theo quy định. Còn tôi muốn học tiếng Nhật, học cách thức làm việc của người Nhật, học văn hóa Nhật để sau này về VN áp dụng vào.

Bạn sẽ làm gì với số tiền có được khi về nước?

Đây lại là một câu hỏi khó và nhạy cảm với nhiều ứng viên. Bởi lẽ qua câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu một phần nào về định hướng tương lai của các bạn. Không chỉ vậy, câu trả lời của bạn quyết định bạn có được chọn hay không, vì vậy hãy cẩn thận.

Lời khuyên:

Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn biết cách “tiêu” tiền của bạn sau khi về nước. Bởi họ có thể căn cứ vào câu trả lời của bạn để đánh giá con người bạn, vì vậy hãy suy nghĩ trước khi trả lời. Những câu trả lời như: Đầu tư và phát triển nghề mình đã được học hoặc làm tại nước ngoài, lo cho gia đình, con cái,…

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn đi phỏng vấn xuất khẩu lao động. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng về những câu trả lời, thái độ và trang phục trước khi đi phỏng vấn. Những vấn để tưởng chừng nhỏ bé lại có thể là điểm quyết định đến sự thành công của bạn.

Chúc các bạn thành công!

Ứng viên quan tâm cần được tư vấn và nộp hồ sơ đăng ký tham gia chương trình TTS Nhật Bản tại Hoàng Long CMS (BẢN ĐỒ CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HOÀNG LONG CMS, số 72 -74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, vui lòng liên hệ Hot-line: 096 224 1616 khi lên Công ty để được hỗ trợ chi tiết nhất).

—————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:

📞 Để tránh mất phí trước khi chưa trúng tuyển đơn hàng và được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline: 096 224 1616 hoặc inbox http://m.me/XuatKhauLaoDongNhatBan.HoangLongCMS ngay!

🏠 Công ty xuất khẩu lao động Hoàng Long CMS:
Văn phòng giao dịch: 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🏠 Google maps: https://goo.gl/DFGLww

🌐 Website: https://hoanglongcms.net

🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook