Nhật Bản nới lỏng chính sách nhập cư nhằm giảm thiểu sự thiếu hụt lao động - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Nhật Bản nới lỏng chính sách nhập cư nhằm giảm thiểu sự thiếu hụt lao động

Chính sách nhập cư nghiêm ngặt đã biến nước Nhật trở thành một trong những quốc gia đồng nhất nhưng đồng thời lại có độ tuổi lao động cao nhất trên thế giới. Để khắc phục thực tế này, tổng thống Shinzo Abe đang lên kế hoạch để nới rộng chính sách này và chào đón nửa triệu người lao động nước ngoài vào làm việc, như là một “phép thử” cho những sự thay đổi tích cực của đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, điều luật mới của ông lại gặp phải sự phản đối từ nhiều phía.

Cụ thể hơn, ông Shinzo Abe đang cân nhắc và chuẩn bị về việc giới thiệu một điều luật mới, sẽ cho phép những người nhập cư có thể làm việc và lấp đầy những vị trí còn trống trong những lĩnh vực, những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề của việc dân số ngày càng bị thu hẹp của đất nước. Trong khi chính phủ vẫn chưa đưa ra con số cụ thể, các phương tiện truyền thông địa phương bao gồm cả tờ Kyodo News đã đưa ra một con số dự báo, đó là sự tăng lên đến tận 40% so với 1,3 triệu người nước ngoài hiện đang làm việc tại Nhật Bản.

Nếu dự luật này được thông qua, nó sẽ dẫn đến một trong những cuộc đại tu lịch sử nhất của đất nước kể từ những năm 1990 trong việc quản lý việc nhập cư, tạo cơ hội cho hàng loạt những người lao động toàn châu Á có thể sinh sống và làm việc tại đất nước. Theo số liệu thống kê tính đến cuối tháng 4/2018, số lượng người nước ngoài làm việc tại Nhật chỉ chiếm khoảng 1,7% dân số, trong khi con số này ở Hàn Quốc là 3,4% và thậm chí là lên đến 12% ở Đức.

Một đoàn người biểu tình đã vẫy cờ lục quân đế quốc, yêu cầu chính phủ thu hồi điều luật cho phép người lao động nước ngoài làm việc trong nước.

Tuy nhiên, sau khi công bố điều luật mới, ông Shinzo Abe đã nhận được một “sự cảnh báo” về sự phản đối từ người dân, vào hôm Chủ nhật tuần trước khi mà hơn 100 người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở khu mua sắm cao cấp Ginza (Tokyo), vẫy cờ của Lục quân đế quốc Nhật và yêu cầu chính phủ thu hồi chính sách. Mặc dù đã nhanh chóng bị đàn áp bởi lực lượng cảnh sát cũng như sự phản đối của đám đông, cuộc biểu tình đã đánh thẳng vào tâm lý chống nhập cư đang sôi sục ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới.

Thậm chí đã có một bộ phận đã tự gọi mình là “Nhật Bản đầu tiên”, nhằm ám chỉ đến các chính sách “nước Mỹ đầu tiên” của tổng thống Donald Trumps, mong muốn xây dựng lên một nước Nhật độc nhất và phát triển không lệ thuộc đến các yếu tố ngoại lai.

Ông Eriko Suzuki, giáo sư nghiên cứu về tình trạng nhập cư ở đại học Kokushikan cho biết: “Phái cực hữu nhận được rất ít sự ủng hộ ở Nhật, tuy nhiên hiện đang có rất nhiều người, một dạng như quân đội dự bị, đang rất lo ngại về việc chấp nhận người nước ngoài tại Nhật. Nếu như chính phủ không kịp thời đưa ra những biện pháp đúng đắn, sự phản đối ấy sẽ dần tăng lên”.

Tuy nhiên, khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trong các công ty trong nước hiện nay, nếu không đưa ra được biện pháp khắc phục, chính phủ có thể phải đối mặt với hiểm họa lớn về việc suy thoái kinh tế chỉ vì việc suy giảm dân số. Theo một cuộc cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố vào tháng 6, đến tận 2/3 các công ty được hỏi rằng họ đang thiếu nhân lực trầm trọng. Con số các công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng này đã tăng lên đến tận 40% trong 6 tháng đầu năm nay, so với cùng kì năm ngoái.

Kế hoạch của ông Shizo Abe kêu gọi tạo ra hai tầng lớp lao động nước ngoài để làm việc trong khoảng 10 ngành công nghiệp chưa được chỉ định cụ thể. Những lao động có tay nghề thấp sẽ được cho phép ở lại trong tối đa 5 năm và không được đưa gia đình của họ sang cùng. Còn đối với những người nhập cư có kĩ năng cao hơn tất nhiên sẽ được ở lại Nhật trong thời gian dài hơn và được quyền mang cả gia đình, còn có khả năng được nhận quyền cư trú vĩnh viễn. Tổng thư ký nội các, ông Yoshihide Suga cho biết rằng tổng số người nước ngoài được chấp nhận hiện vẫn chưa xác định.

Chính sách mới của ông Shinzo Abe gặp rất nhiều phản đối từ các bên vì có thể làm lãng phí nguồn nhân lực trong nước

Ông Mikio Okamura, một trong những người đứng đầu của Tổ chức “Nhật Bản đầu tiên” phản đối chính sách của ông Abe bằng việc kêu gọi chính phủ nên dành ngân sách để cải thiện tiền lương và các điều kiện khách cho công dân Nhật Bản, thay vì trở nên phụ thuộc vào những người nước ngoài. “Trước khi cho phép làn sóng những người lao động nước ngoài ùa vào trong nước, thì các người đáng nhẽ phải thỏa thuận trước tới những người Nhật Bản đang thất nghiệp hiện tại. Chúng tôi muốn chính phủ dùng tiền thuế cho những việc đó. Khi đó chúng ta sẽ có thế hệ những người Nhật trẻ tiếp tục công việc của người đi trước. Đó mới chính là kết quả tuyệt vời nhất cho cả nước Nhật và những người ngoại quốc”.

Những tổ chức khác cũng bày tỏ sự quan ngại của mình về chính sách nới lỏng nhập cư của ông Abe. Liên đoàn công đoàn Nhật Bản đã đặt dấu hỏi về việc thiếu đi việc tranh luận công khai để đưa đến kết luận cho việc có nên thông qua chính sách hay không và cho rằng những người lao động nước ngoài chỉ được chấp nhận khi mà đã được xem xét thật cẩn thận.

Nước Nhật cũng đã từng gặp khó khăn trong việc thu hút những người nước ngoài vào làm việc trước đây. Chính phủ đã mời gọi những lao động Brazil và Peru gốc Nhật vào làm việc khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhưng cuối cùng đã phải đề nghị trả họ về sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Trên một phương diện khác, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cũng thường xuyên báo cáo về thực trạng những du học sinh nước ngoài phải vật lộn với những khoản nợ khổng lồ do chính các công ty môi giới bất hợp pháp gây ra cho họ.

Chính sách mới của ông Abe sẽ giúp người lao động nước ngoài đạt được những đãi ngộ tốt hơn. (ảnh: Ken Kobayashi, Nikkei Asian Review)

Trước đây, Nhật Bản cũng đã mở ra một hệ thống đào tạo chấp nhận phần lớn là những “thợ học việc” châu Á, được bắt đầu từ năm 1993 và có ý định chuyển giao kĩ năng cho những quốc gia đang phát triển, chủ yếu nhằm cung cấp lao động với mức lương thấp hơn cả mức cơ bản, đồng thời ngăn chặn họ bỏ việc trong khi phải chấp nhận những điều kiện đãi ngộ kém như vậy.

Thế nhưng, nếu như chính sách của ông Abe được chính thức thông qua, tình trạng phân biệt đối xử này cũng sẽ không còn nữa. Theo đó, những người lao động nước ngoài sẽ được trả tương đương với những người đồng nghiệp Nhật Bản làm cùng một vị trí với họ và còn được cho phép thay đổi công việc của mình miễn là vẫn trong cùng một ngành nghề.

Những nhà kinh tế cho rằng chính sách này của ông Abe lại chẳng khác gì cầm súng bắn vào chân mình, khi làn sóng nhân lực nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước sẽ chỉ khiến cho mức tiền lương bị giảm xuống, nó sẽ chống lại nỗ lực 6 năm thúc đẩy của chính phủ để nhằm tăng thu nhập và giảm lạm phát cho người dân. “Thiếu hụt lao động đúng là một thực tế, tuy nhiên nếu bạn lựa chọn người nước ngoài thì điều kiện làm việc sẽ không được cải thiện vào mức lương cơ bản cũng sẽ không tăng lên. Và điều đó có thể mang lại lợi ích cho các công ty, còn người lao động thì lại chẳng được gì cả”.

✿ TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH ĐI LÀM VIỆC NHẬT BẢN Ở HOÀNG LONG CMS:

➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOT-LINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!

➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP <TV> GỬI –> 096 224 1616 CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!

—————————–

🏠 THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:

📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)

🏠 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌐 Fanpage: HOÀNG LONG CMS

🌐 Website: https://hoanglongcms.net

🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook