Nên ứng tuyển làm việc tại Công ty trong nước hay nước ngoài? - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Nên ứng tuyển làm việc tại Công ty trong nước hay nước ngoài?

Với nhiều bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc những bạn đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được hướng đi cho mình vẫn đang loay hoay tìm kiếm một công việc vừa kiếm được nhiều tiền, vừa được gần gia đình của mình. Vậy hãy cùng Hoàng Long CMS tìm hiểm xem nên chọn công việc trong nước hay nước ngoài?

Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp nên lựa chọn làm việc trong nước hay nước ngoài?

Làm việc trong nước

Với những bạn vừa cầm tấm bằng trong tay có rất nhiều cơ hội từ công ty tư nhân, hay nhà nước đang chào đón các bạn. Trong nước, các bạn dễ dàng tìm được công việc dù không phải đúng chuyên ngành của mình, mức lương nhận được từ 5 – 6 triệu đồng, cao hơn có thể từ 6 -7 triệu đồng/tháng. Với một sinh viên mới ra trường mức lương này có thể chi trả cho sinh hoạt phí hàng ngày, nhưng để tích lũy thì có lẽ bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều.

ƯU ĐIỂM 

  • – Khi quyết định làm việc trong nước, bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều công việc mà nó hoàn toàn không phải chuyên ngành của bạn. Bạn vẫn có cơ hội phát triển, học hỏi và được đào tạo để trở thành nhân viên chính thức và được trả lương.
  • – Làm việc tại Việt Nam, khi bạn muốn thay đổi công việc sẽ không quá khó khăn. Vì nếu thấy không phù hợp với công việc đó, bạn có thể thay đổi công việc mà không phải đền bù bất kỳ khoản phí nào, không phải suy nghĩ về vấn đề visa hay chi phí ban đầu bỏ ra khi xin việc.
  • – Bạn có thể gần gũi người thân, bạn bè sau mỗi tuần làm việc căng thẳng mà không sợ bị trở ngại về ngoại ngữ hay ở một nơi lạ, không quen biết ai. Bạn có thể về thăm nhà hoặc đơn giản lúc ốm đau vẫn có người thân bên cạnh.

NHƯỢC ĐIỂM

Cơ hội nghề nghiệp – khó khăn và rào cản, người lao đồn cần phải đôi  mặt là không hề nhỏ

  • – Cơ hội thăng tiến chậm, thu nhập chỉ đủ chi trả cho cá nhân, nếu muốn tăng thêm thu nhập phải làm thêm, tìm kiếm thêm những công việc không thuộc chuyên ngành của mình.
  • – Loay hoay trong vòng tròn tìm kiếm việc làm, không có yêu thích trong công việc, thu nhập thấp, hiệu quả công việc không cao.

Những năm gần đây, làm việc ở nước ngoài đang trở thành sự lựa chọn của đông đảo của giới trẻ, tuy phải đối diện với một môi trường làm việc mới, sinh sống trong một môi trường ngôn ngữ, nét phong tục sống, làm việc khác với Việt Nam. Tuy nhiên, lựa chọn ra nước ngoài làm việc vẫn có sức hút đặc biệt khi mang tới những cơ hội trải nghiệm mới mẻ, cũng như những lợi thế với người lao động Việt Nam.

Làm việc ở nước ngoài đang trở thành sự lựa chọn của đông đảo của giới trẻ

Làm việc tại nước ngoài

KHÓ KHĂN 

1. Rào cản văn hóa

Đây thực sự là một vấn đề khá nhạy cảm bởi đôi khi chính bản thân bạn vướng vào những rắc rối không đáng có chỉ vì sự khác biệt về văn hóa. Thông thường, kiến thức của chúng ta về các nền văn hóa  khác thường chỉ dừng lại ở một vài khuôn mẫu và đôi khi chỉ là sự lầm tưởng chứ không phải sự thật. Do đó, để hiểu rõ hơn về nền văn hóa của công ty nơi mình sắp làm việc, bạn nên tìm hiểu trước về văn hóa cũng như chính trị, xã hội của quốc gia đó. Ngoài ra, việc thấu hiểu văn hóa còn giúp bạn khá nhiều trong công việc chẳng hạn như nên chào hỏi đối tác thế nào, …

2. Bất đồng ngôn ngữ

Khi đã quyết định làm việc cho công ty nước ngoài đồng nghĩa bạn cũng đã nắm vững một lượng kiến thức về ngôn ngữ đủ để giao tiếp và làm việc.

Tuy nhiên, sẽ có rào cản vô hình ngăn cách bạn giao tiếp và kết nối với đồng nghiệp hoặc quản lý người nước ngoài vì thật sự sẽ rất khó để bạn hòa nhập hoàn toàn với họ khi phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng mẹ đẻ.

3. Áp lực công việc 

Áp lực công việc là điều bạn sẽ gặp khi làm việc với các sếp nước ngoài. Họ coi trọng chất lượng công việc và những gì bạn có thể làm trong thời gian ngắn nhất.. Lương cao đồng nghĩa với trách nhiệm công việc của bạn cũng rất cao. Để có thể luôn luôn hoàn thành tốt công việc được giao đúng thời hạn, bạn phải luôn luôn trong tình trạng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài ra, thời gian rất quan trọng đối với môi trường làm việc đa quốc gia, “giờ dây thun” sẽ không được chấp nhận. Vì vậy, bạn phải luôn luôn có kế hoạch làm việc cụ thể  để tránh việc trễ deadline.

THUẬN LỢI 

  1. Mức lương cao:

Các công ty nước ngoài luôn trả một mức lương khá cao so với mặt bằng chung với các doanh nghiệp trong nước và sẽ đánh giá năng lực của bạn để tăng lên, vì thật sự họ rất coi trọng những lợi ích mà bạn mang lại cho công ty. Tuy nhiên, để duy trì được công việc cũng như thăng tiến trong môi trường này bạn luôn luôn phải cố gắng nỗ lực hết mình.

2. Học hỏi được nhiều điều mới:

Làm việc với sếp hay đồng nghiệp người nước ngoài sẽ giúp bạn tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm, cũng như kiến thức khác về đất nước, văn hóa và phong cách làm việc của họ.

3. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cao

Bên cạnh mức lương cao thì có nhiều cơ hội thăng tiến cũng là lí do khiến nhiều người thích làm việc ở công ty nước ngoài. Các công ty này thường hay có những chương trình đào tạo cho nhân viên cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, môi trường làm việc giúp nhân viên trau dồi ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Đây là điều mà bất cứ ai khi đi làm cũng đều ao ước.

4. Cạnh tranh công bằng

Tuy sự cạnh tranh tại đây có “khốc liệt” nhưng lại công bằng và dựa trên năng lực của mỗi cá nhân, chứ không đánh giá nhân viên theo cảm tính hay tình cảm như một số công ty Việt Nam. Do vậy, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn, nhận những mức lương xứng đáng hơn.

Quyết định lựa chọn làm việc trong nước hay nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và cần được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số yếu tố cần được cân nhắc khi đưa ra quyết định:

  1. Tình hình kinh tế và việc làm trong nước: Hãy xem xét tình hình việc làm trong nước. Nếu có nhiều cơ hội việc làm phù hợp và ổn định, bạn có thể xem xét ở lại để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong nước.
  2. Mục tiêu và lợi ích cá nhân: Xác định mục tiêu và lợi ích cá nhân của bạn. Việc đi xuất khẩu lao động có thể mang lại thu nhập tốt hơn, kinh nghiệm quốc tế và cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các yếu tố như xa gia đình, văn hóa mới và khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
  3. Đánh giá công ty môi giới và điều kiện làm việc: Nếu quyết định đi xuất khẩu lao động, hãy chọn công ty môi giới uy tín và kiểm tra điều kiện làm việc cũng như quyền lợi của người lao động.
  4. An ninh và sự an toàn: Đánh giá tình hình an ninh và sự an toàn của quốc gia đích. Hãy tìm hiểu về các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.
  5. Năng lực và nguyện vọng cá nhân: Xem xét năng lực và khả năng của bạn để làm việc ở nước ngoài, bao gồm cả kỹ năng ngôn ngữ và chuyên môn. Đồng thời, cân nhắc xem bạn có nguyện vọng và sẵn lòng thích nghi với môi trường làm việc mới hay không.

Cuối cùng, quyết định lựa chọn môi trườnglàm việc là quyết định cá nhân và cần được xem xét kỹ lưỡng. Hãy cân nhắc các yếu tố trên và tìm hiểu thêm thông tin về xuất khẩu lao động để đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của bạn

Đối với bất kỳ công việc, môi trường làm việc nào cũng đều sẽ có những lợi ích, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nếu các bạn biết cố gắng, phấn đấu để vượt qua thì chắc chắn sẽ thu về được “trái ngọt” trong sự nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp các bạn hiểu được điều được và mất khi làm việc tại công ty nước ngoài nhé!

✿ ĐỂ TRÁNH MẤT THÊM PHÍ TRƯỚC KHI CHƯA TRÚNG TUYỂN TẠI HOÀNG LONG CMS:

➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOT-LINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP <TV> GỬI –> 096 224 1616 CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!

—————————–

🏠 THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:

📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)

🏠 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌐 Fanpage: Hoàng Long CMS – Xuất khẩu lao động Nhật Bản

🌐 Website: https://hoanglongcms.net

🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook