Kỹ năng xử lý vấn đề khi làm việc - Cần thiết cho tất cả thực tập sinh - Công ty Hoàng Long CMS - Nơi gửi trọn niềm tin

096 224 1616

Kỹ năng xử lý vấn đề khi làm việc – Cần thiết cho tất cả thực tập sinh

Kỹ năng xử lý vấn đề luôn phát huy tác dụng tuyệt vời trong mọi tình huống. Không chỉ là những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày mà còn cả trong môi trường làm việc. Với kỹ năng này bạn sẽ có phát triển được khả năng tư duy nhạy bén. Phản ứng nhanh hơn và xử lý tình tốt kể cả những tình huống không lường trước. Cùng tìm hiểu cách rèn luyện để trang bị cho mình kỹ năng xử lý các vấn đề khi làm việc nhé.

1. Kỹ năng xử lý vấn đề làm gì?

Đây là khả năng dùng để xử lý khó khăn và những tình huống bất ngờ trong công việc. Bao gồm kỹ năng phân tích, lắng nghe, giao tiếp, sáng tạo, nghiên cứu, làm việc teamwork… Để giải quyết vấn đề đòi hỏi bạn phải có sự chọn lọc, so sánh, phân tích, sắp xếp thông tin. Trong đó quan trọng nhất là khả năng tư duy phân tích.

2. Kỹ năng xử lý vấn đề bao gồm những yếu tố gì?

Kỹ năng nghiên cứu

Nghiên cứu giúp bạn thu thập thông tin một cách có chọn lọc trong thời gian ngắn. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tăng cường các hoạt động trao đổi online. Nghiên cứu, làm việc nhóm, đọc sách báo, tra cứu thông tin trên mạng…

Kỹ năng phân tích

Để xử lý tốt tình huống đòi hỏi bạn phải có tư duy phân tích. Phân tích phải theo nhiều góc độ, nhiều chiều, phải có sự tương phản so sánh. Không nên nhìn nhận vấn đề theo hướng phiến diện. Suy nghĩ về các mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.

Cần có kỹ năng phân tích để nhận định tình huống một cách chính xác

Kỹ năng quyết định

Sau khi đã nghiên cứu và phân tích tình huống. Bạn cũng cần phải có kỹ năng đưa ra quyết định vào thời điểm đúng đắn. Bởi có quyết định thì mới đi tới thực hiện và nhận được thành quả. Nếu không mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở suy nghĩ và mang tính lý thuyết.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với việc phát triển bản thân. Bởi chỉ khi giao tiếp tốt thì bạn mới có thể biểu đạt một cách rõ ràng suy nghĩ của bản thân. Giúp cho người khác hiểu mình đang muốn gì.

3. Quy trình 6 bước để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định

Bước 1: Phát hiện vấn đề

Đây là bước nhận ra vấn đề và xem xét mức độ quan trọng của vấn đề để đưa ra thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề đó. Bước phát hiện vấn đề giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Để nhận ra vấn đề, bạn phải suy xét thật kỹ lại từ đầu quá trình hoặc nhờ sự trợ giúp từ cố vấn chuyên môn. Bởi đôi khi, người ngoài cuộc nhạy bén hơn với vấn đề mà bạn mắc phải.

Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề và người chịu trách nhiệm chính

Một người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ luôn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề bắt nguồn từ đâu, có từ khi nào và phân tích vấn đề một cách khách quan. Nếu nắm rõ nguyên nhân xảy ra vấn đề, bạn sẽ gặt hái được kết quả tốt nhất.

Sau khi tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, bạn cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính cho vấn đề đó.

Bước này giúp bạn xác định hướng cần giải quyết và lựa chọn chính xác người cần điều chỉnh, chịu trách nhiệm chính. Và nó sẽ giúp tránh trường hợp ai cũng tham gia giải quyết vấn đề, dẫn đến mâu thuẫn và khiến sự cố ngày càng trầm trọng.

Bước 3: Phân tích nhiều khía cạnh để hiểu vấn đề

Nguồn gốc của vấn đề là tiền đề dẫn đến hướng giải quyết. Vì vậy, nếu xác định không đúng thì bạn sẽ ngày một sai lệch hay cứ thế lặp đi lặp lại. Bạn nên bỏ nhiều thời gian để kiểm soát thông tin và nghiên cứu cặn kẽ vấn đề một cách tỉ mỉ, chính xác nhất có thể.

Để hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn cần bắt đầu bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi. Cụ thể như sau:

  • – Công việc có quan trọng hay không?
  • – Yêu cầu của công việc gồm những gì?
  • – Thực hiện công việc có những ai?
  • – Người phụ trách giải quyết công việc có thuộc về bản thân không?
  • – Tính chất công việc?
  • – Mục đích công việc?
  • – Mức độ của công việc: Khó, dễ hay trung bình?

Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

Một vấn đề thường có nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần đặt lên bàn cân so sánh nhằm lựa chọn phương án có lợi nhất cho bạn. Một số tiêu chí đánh giá có thể kể đến như: Thời gian, số lượng công việc, hiệu quả công việc mang lại, …v.v. 

Bước 5: Thực thi giải pháp

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo những kế hoạch và dự định đã đề ra trước đó. Sau khi tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” và thư thái hơn.

Bước 6: Theo dõi quá trình và đánh giá kết quả

Sau khi vấn đề được giải quyết, bạn nên xem xét và đánh giá kết quả của quá trình thực hiện. Nếu vấn đề được giải quyết tốt, nghĩa là bạn đã giải quyết vấn đề thành công.

Ngược lại, nếu kết quả không thay đổi mà ngày càng trầm trọng hơn, bạn cũng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình theo dõi và đánh giá.

4. Cách rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề

Ưu tiên lĩnh hội kiến thức

Lĩnh hội và trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là trong công việc thì chủ động tiếp thu kiến thức mới không bao giờ là thừa. Bởi khi hiểu chính xác cách thức hoạt động của một vấn đề. Bạn mới có thể tìm ra các vướng mắc và đưa ra phương hướng khắc phục.

Đặt mình vào nhiều tình thế

Hãy rèn luyện bản thân bằng cách đặt mình vào nhiều tình thế khác nhau. Không nên e ngại, rụt rè hay né tránh để rồi bỏ lỡ cơ hội đến với mình. Mọi khó khăn, thách thức đều có thể giúp bạn mài dũa khả năng xử lý vấn đề và các kỹ năng phân tích, phán đoán.

Hãy đặt mình vào các tình thế cần khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Học hỏi cách giải quyết vấn đề từ người khác

Quan sát và học hỏi cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Mỗi người sẽ có những cách thức giải quyết vấn đề khác nhau. Có phương pháp đúng, có phương pháp sai. Thậm chí cùng một cách thức xử lý vấn đề nhưng lại có ưu và nhược điểm riêng. Do đó hãy không ngừng quan sát người khác. Sau đó áp dụng vào bản thân và điều chỉnh cho phù hợp.

Làm nổi bật kỹ năng xử lý vấn đề trong phỏng vấn xin việc

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, chỉ nói rằng “tôi có kỹ năng giải quyết tình huống tốt” là chưa đủ. Bạn cần đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể, ví dụ như:

  • – Khi tham gia 1 câu lạc bộ ở trường, bạn đã tìm ra cách chiêu mộ thêm 20 thành viên mới.
  • – Trong quá trình làm bài tập nhóm ở trường lớp. Các thành viên trong nhóm có sự bất hòa và bạn với tư cách là nhóm trưởng đã giúp cả nhóm gắn kết hơn.
  • – Bạn đã từng tham gia các hoạt động gây quỹ từ thiện. Sau đó đưa ra những sáng kiến hữu ích để thu hút thêm tài trợ. Từ đó đạt được chỉ tiêu gây quỹ đã đặt ra.
  • – Từng có kinh nghiệm làm việc, hỗ trợ khách hàng và có sáng kiến giúp khách hàng hài lòng hơn với sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Làm nổi bật khả năng xử lý vấn đề của mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng 

Có thể thấy dù trong bất cứ tình huống nào, kỹ năng xử lý vấn đề cũng đem đến cho bạn nhiều lợi ích. Đặc biệt là trong môi trường làm việc, nơi cần nhiều sự tư duy sáng tạo nhất để khẳng định năng lực của mỗi cá nhân.

✿ ĐỂ TRÁNH MẤT THÊM PHÍ TRƯỚC KHI CHƯA TRÚNG TUYỂN TẠI HOÀNG LONG CMS:

➡️➡️ 1. GỌI NGAY HOT-LINE 096 224 1616 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

➡️➡️ 2. SOẠN TIN NHẮN THEO CÚ PHÁP <TV> GỬI –> 096 224 1616 CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!

—————————–

🏠 THÔNG TIN LIÊN HỆ HOÀNG LONG CMS:

📞 Hot-line: 096 224 1616 hoặc nhắn tin HOÀNG LONG CMS (24/7)

🏠 72 – 74 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌐 Fanpage: Hoàng Long CMS – Xuất khẩu lao động Nhật Bản

🌐 Website: https://hoanglongcms.net

🌐 Youtube: https://goo.gl/HNBepB

Người lao động cần biết

Lịch xuất cảnh

Fanpage Facebook