Tóm tắt nội dung
1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP THỰC TẬP SINH BỊ HỦY ĐƠN HÀNG
Hủy hợp đồng do công ty phái cử hoặc nghiệp đoàn.
Việc hủy hợp đồng này có thể do:
– Phía công ty tiếp nhận nước ngoài gặp vấn đề như phá sản, ngừng kinh doanh,..
– Nghiệp đoàn, công ty tiếp nhận không đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài làm việc theo quy định của OTIT (xem chi tiết về tổ chức OTIT tại đây)
– Hủy hợp đồng do công ty không xin được tư cách lưu trú cho thực tập sinh (Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản không chấp nhận hồ sơ lưu trú của lao động)
Giấy chứng nhận tư cách lưu trú Nhật Bản
– Hủy hợp đồng do Bộ LĐTB&XH ra quyết định (công ty đang bị thanh tra kiểm tra hoặc gặp vấn đề nào đó)
– Hủy do trước đó công ty có quá nhiều thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn hoặc làm việc bất hợp pháp
Hủy hợp đồng từ phía người lao động
Việc hủy hợp đồng này có thể do
– Sự thống nhất giữa phái cử và bên tiếp nhận (do lao động ý thức kém, không cố gắng học ngoại ngữ, mắc tiền án tiền sự trước khi xuất cảnh…)
– Người lao động gặp vấn đề về sức khỏe không đảm bảo sang Nhật làm việc (mắc 1 trong 13 nhóm bệnh cấm đi XKLĐ Nhật, mang thai,…)
– Do vấn dề bản thân mà người lao động tự yêu cầu hủy đơn hàng
2. HỦY ĐƠN HÀNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ LẤY LẠI TIỀN ĐƯỢC KHÔNG?
Áp dụng quy định này, nếu trường hợp hủy hợp đồng từ phía người lao động thì họ buộc phải chịu trách nhiệm với công ty cũng như chủ xí nghiệp Nhật Bản. Toàn bộ khoản phí đã đóng sẽ không được hoàn trả lại do phải bù vào phí bồi thường hợp đồng với chủ xí nghiệp, phí ăn ở học tại công ty, phí đơn hàng,…
Chú ý: Khi thanh toán bạn cũng có thể yêu cầu công ty xuất trình những tài liệu cần thiết để chứng mình số tiền đó hoàn toàn có thực và hợp lý.
Để tránh vấn đề đáng tiếc dẫn đến đơn hàng bị hủy, người lao động cần tham gia các công ty lớn, uy tín để được hỗ trợ tốt nhất